Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ và sau đó cho lên men. Phân hữu cơ vi sinh không chỉ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà nó còn giúp đất chống lại các mầm bệnh, cũng như bồi dưỡng, cải tạo đất, làm nâng cao độ phì nhiêu của đất.
1. Thực trạng phân bón hiện nay
Hiện nay mức độ sử dụng phân bón hóa học ở nước ta khá cao, gấp 2 lần so với mức trung bình của thế giới. Cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, ôi nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cây trồng. Để khắc phục tình trạng này việc nghiên cứu, ứng dụng phân bón hữu cơ vi sinh vào sản xuất là giải pháp hữu hiệu nhất. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu phân bón hữu cơ vi sinh là gì nhé!
2. Phân bón hữu cơ vi sinh là gì?
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men. Trong thành phần của phân hữu cơ vi sinh sẽ có chứa nhiều hơn 15% chất hữu cơ và tồn tại trong đó từ hoặc nhiều các loại vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất với mật độ trung bình là từ >1×106 CFU/mg mỗi loại.
Phân bón hữu cơ vi sinh là một loại phân bón tốt cho sự phát triển của cây trồng. Mà không sử dụng bất kì một chất hóa học nào.
3. Ưu và nhược điểm của phân hữu cơ vi sinh
Ưu điểm:
- Phân hữu cơ vi sinh đem lại công dụng vượt bậc về cải tạo đất, duy trì nâng cao độ phì, màu mỡ cho đất canh tác một cách lâu dài và bền vững.
- Cách sử dụng đơn giản, chỉ cần bón vào cây nhưng lại vô cùng yên tâm không sợ cây chết, không lo đất bị thoái hóa hay chua hóa, phèn hóa,…
- Sử dụng thay thế cho phân bón hóa học và cung cấp những chất thiết yếu mà phân bón hóa học không thể cung cấp được.
- Phân hữu cơ chứa các vi sinh vật phân giải có thể làm tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng khó hấp thu (Khó tán, khó tiêu) thành chất dễ hấp thu.
- Thân hiện với hệ sinh thái và an toàn với con người và động vật.
Nhược điểm:
- Chất lượng và số lượng các thành phần ủ trường không đồng điều.
- Cần có diện tích lớn để có thể ủ và tốn công ủ nếu không có nhiều người làm.
- Thường có mùi hôi khó chịu khi ủ phân, làm mất mỹ quan môi trường xung quanh. Và gặp một số khó khăn khi dùng không quen.
- Tuy tồn tại nhiều hạn chế, nhưng không thể phủ nhận những ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh. Do đó phân hữu cơ vi sinh được khuyến khích sử dụng phổ biến hơn.
4. Phân biệt phân hữu cơ, phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh
Để đề cập đến vấn đề nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa ba loại này, nên cần tìm hiểu về sự khác nhau của nó, để dễ phân biệt.
Phân hữu cơ | Phân vi sinh | Phân hữu cơ vi sinh | |
Nguồn gốc | Có nguồn từ chất thải của động vật, phế phẩm của thực vật, than bùn,… | Là phế phẩm sinh học có chứa ít nhất vi sinh vật có ích | Là phân hữu cơ được xử lý bằng cách ủ hoặc lên men |
Thành phần chính | Hữu cơ | Có chứa ít nhất 1 loại vi sinh vật có ích | Hữu cơ và có ít nhất 1 loại vi sinh vật có ích |
Chất hữu cơ | ≥ 20% | ≥ 15% | |
Mật số vi sinh | ≥ 1×108
Cuf/g cho mỗi loại |
≥ 1×106
Cuf/g cho mỗi loại |
|
Các chủng vi sinh | – Đối kháng nấm bệnh
– Tầm soát tuyến trùng côn trùng, sâu hại -Phân giải senlulozo, lân…và vsv cố định đạm |
-Phân giải senlulozo, lân…và vsv cố định đạm
– Đối kháng nấm bệnh – Tầm soát tuyến trùng côn trùng, sâu hại |
|
Hình thức sử dụng | Bón trực tiếp hoặc trộn và đất | Bón trực tiếp, trộn vào bầu, ươm cây phun qua lá | Bón trực tiếp: Rải xung quanh hoặc trộn đều vào đất. |
Công dụng | Cải tạo đất
Giữ ẩm cho đất Cân bằng sinh thái đất Giúp đất tơi xốp |
Cung cấp vi sinh vật mật số cao
Kiểm soát bệnh cho cây trồng Phân giải các chất hữu cơ trong đất |
Cải tạo đất
Giúp cho đất tơi xốp Giữ ẩm đất, cung cấp vi sinh vật có lợi cho cây trồng |
Phân biệt các đặc điểm của phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh
Đặc điểm so sánh | Phân vi vi | Phân hữu cơ vi sinh |
Bản chất | Là loại chế phẩm chứa các loài vi sinh có lợi | Là loại phân hữu cơ được xử lý bằng phương pháp lên men với các loài vi sinh có ích |
Chất mang | Thường dùng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh | Thường dùng than bùn, phân chuồng, bã bùn, mía, vỏ cà phê,… |
Mật độ vi sinh | Khoảng từ 1.5*108 | Khoảng từ 1*106 |
Các chủng vi sinh | Bao gồm vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulose | Gồm các loại vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, kích thích tăng trưởng, vi sinh vật đối kháng, vi khuẩn, nấm,… |
Cách sử dụng | Trộn chung với hạt giống, hồ rễ cây hoặc bón trực tiếp vào đất. | Sử dụng trực tiếp vào đất |
5. Ứng dụng của phân bón hữu cơ vi sinh
Phân bón hữu cơ vi sinh đối với môi trường: Phân hữu cơ vi sinh không gây ảnh hưởng sức khỏe đến con người, cây trồng và không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Phân bón hữu cơ vi sinh đối với cây trồng: Phân hữu cơ vi sinh cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, trong phân hữu cơ có đầy đủ dưỡng chất, không độc hại có thể bón trực tiếp vào cây, tuy hàm lượng không nhiều nhưng cây trồng có thể hấp thụ hoàn toàn trong thời gian dài và bền vững.
Phân bón hữu cơ vi sinh đối với đất trồng: Phân hữu cơ vi sinh có khả năng cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu của đất.
6.Tác dụng của phân bón hữu cơ vi sinh
Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh mang lại rất nhiều lợi ích trong nông nghiệp và đây còn được coi là loại phân bón được khuyến khích người dân sử dụng nhất hiện nay. Dưới đây là những lợi ích từ việc bón phân hữu cơ.
- Phân bón hữu cơ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng (các dưỡng chất cần thiết (N, P, K)
- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh giúp cây trồng phát triển cân đối, bền vững và ổn định tăng chất lượng nông sản.
- Đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng bổ sung chất mùn cho đất cân bằng vi sinh vật cho đất
- Hạn chế xói mòn và hạn chế rửa trôi các chất dinh dưỡng, bảo vệ cấu trúc đất.
- Phân hữu cơ vi sinh còn có tác dụng rất lớn về việc cải tạo đất trồng đặc biệt là đất cát đất bạc màu.
7. Các loại cây phù hợp để sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón phù hợp với tất cả các loại cây và hoa màu, chẳng hạn như:
- Cây ăn trái như: nhãn, bưởi, mít, chôm chôm, quýt, chanh, dâu, ổi…
- Các loại hoa: bao gồm hoa trong chậu và hoa trồng dưới nền đất.
- Cây kiểng: bao gồm các loại cây kiểng trong chậu và ngoài đất, như mai, bonsai…
- Rau củ: các loại hoa màu bao gồm dây leo và thân rễ
- Cây công nghiệp: gồm các loại cây đưa vào hoạt động sản xuất thành phẩm ra nguyên liệu phục vụ cho người tiêu dùng. Như mía, cây thốt nốt,….
- Cây lương thực như: lúa, đậu phộng, ngô, khoai…
Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh phù hợp cho từng loại cây sẽ giúp cây trồng sinh trưởng tốt, đạt hiệu quả và năng suất cao hơn giúp bà con có được mùa bội thu.
8. Lưu ý khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh đạt hiệu quả cao
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân quan trọng không thể thiếu trong việc hình thành và phát triển của cây, nhưng để sử dụng phân hữu cơ đạt được hiệu quả cao chúng ta nên lưu ý một số điểm sau đây:
Thời điểm bón phân hữu cơ vi sinh tốt cho đất: Phân hữu cơ vi sinh là loại phân giúp rễ phát triển tốt và cải tạo đất. Nên việc đầu tiên là phải bón sớm vào đất (bón lót).
+Đối với cây ăn trái sau khi cắt cành tạo tán nên bón phân hữu cơ vi sinh.
+Đối với thanh long trước khi đốt đèn chuẩn bị ra trái đợt mới bao giờ cũng phải bón phân hữu cơ vi sinh vào đất.
Sử dụng cho rau, hoa màu: bắt buộc phải ủ hoai
Bón cho cây lâu năm: Có thể ủ bán hoa hoặc ủ hoai. Nhưng không nên không ủ mà bón thì sẽ dễ dẫn đến việc rể bị ngộ độc hữu cơ.
Nếu phân đã ủ hoai bạn có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc tùy vào mục đích cải tạo đất hoặc cung cấp chất dinh dưỡng mà bạn lựa chọn loại hữu cơ cho phù hợp.
Nếu nhà vườn sử dụng phân hữu cơ vi sinh có chứa hàm lượng đạm cao thì phải giảm bớt phân hóa học. Vid khi sử dụng song song hai loại phân này với liều lượng cao sẽ dẫn đến dễ thừa đạm, kết quả các chồi non sẽ phát triển vào mùa hè mùa thu dẫn đến nhiều lá, cây sẽ cho ít trái và những trái cây sẽ chậm chuyển màu.
9. Làm sao để tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng
Bộ rễ là cơ quan chính giúp cây lấy nước và chất dinh dưỡng có trong đất và phân bón, nhờ chóp rễ lông hút giúp khuyết tán và thẩm thấu dưỡng chất dưới dạng ion hòa tan. Các chất khó tiêu cũng được phân giải bởi một số acid hữu cơ mà rể tiết ra giúp cây dễ dàng hấp thu. Cơ chế hấp thu của rễ có hai dạng là hấp thu bị động và hấp thu chủ động.
Hấp thu bi động: Bón phân cũng là một kỹ thuật chăm sóc cây trồng, giúp cung cấp thêm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển. Do vậy bà con nên sử dụng phân bón vi sinh để bổ sung cho cây trồng.
Hấp thu chủ động: Quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cây có liên quan đến quá trình hô hấp của rễ, điều kiện cần thiết cho quá trình hấp thu dinh dưỡng và hô hấp là dinh dưỡng và CO2. Để đáp ứng nguồn dinh dưỡng dồi và giữ độ ẩm cho cây phát triển chúng ta nên bón phân bón vi sinh.
Tóm lại phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón đã và đang hòa nhập vào ngành nông nghiệp nước ta. Để có một sản phẩm, một nông sản sạch thì không thể không nói đến phân hữu cơ vi sinh, ngoài ra phân hữu cơ vi sinh còn có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất trở nên tươi tốt và đem lại hiệu quả mùa vụ cao và điều đặt biệt hơn hết là phân hữu cơ vi sinh góp phần quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng và tạo tiền đề trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và tương lai.